Trang Chủ » Blog » Hoàn cọc là gì?

Hoàn cọc là gì?

Trong các giao dịch bán hàng thông dụng, đặt cọc và hoàn cọc là 2 khái niệm vô cùng cơ bản. Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ khái niệm về thủ tục hoàn cọc là gì và những trường hợp được nhận tiền hoàn trả. Vì vậy ở bài viết này, New Real Estate sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề hoàn trả tiền cọc cho mọi người cùng tham khảo nhé!

Hoàn cọc là gì

Thủ tục hoàn cọc là gì?

Trong các giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày, để đảm bảo thực hiện hợp đồng, các bên giao dịch thường yêu cầu đặt cọc. Đặt cọc thường là những khoản tiền có giá trị hoặc tài sản hợp pháp của bên yêu cầu giao dịch và nhận được đồng ý của bên nhận cọc.

Số tiền đặt cọc này sẽ là vật tín để đảm bảo giao dịch được diễn ra đúng  hạn. Đồng thời sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ trực tiếp vào giá trị của món hàng, hợp đồng khi kết thúc.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sau khi đặt cọc, giao dịch dân sự cũng được diễn ra suôn sẻ. Khi gặp phải 1 số vấn đề theo quy định, tiền cọc sẽ được hoàn trả lại cho chủ nhân. Vậy thủ tục hoàn cọc là gì? Hoàn cọc chính là quá trình người nhận tiền đặt cọc, trả lại số tiền mình đã nhận được cho bên đặt cọc do không tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc giao dịch dân sự nữa.

Hoàn cọc là gì
Người dân khổ sở khi đi đòi tiền

Các quy định của Luật pháp Việt Nam về thủ tục hoàn cọc là gì?

Để hoạt động giao dịch, mua bán diễn ra thuận lợi, ngoài việc hiểu hoàn cọc là gì, bạn cần nắm được những quy định được Pháp luật quy định. Việt Nam đã xây dựng riêng một điều khoản quy định về quá trình đặt, hoàn cọc. Cụ thể, trong khoản 2, Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định như sau:

Khi hợp đồng được giao kết, thực hiện, tài sản hoàn cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ trực tiếp vào nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện, giao kết hợp đồng thì tài sản sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng phải có nghĩa vụ hoàn trả cọc cho bên đặt cọc 1 khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp đồng có quy định khác).

Nếu hợp đồng không thể thực hiện được (ví dụ bên thực hiện hợp đồng không còn, chủ thể tham gia hợp đồng chết, pháp nhân chấm dứt hợp đồng,…) hoặc hợp đồng vô hiệu hoá do đối tượng hợp đồng không hợp pháp,… các bên phải tiến hành hoàn trả tiền cược cho nhau. Bao gồm toàn bộ phần tiền mặt đặt cọc và chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp bên nhận đặt cọc muốn chấm dứt hợp đồng có thể thỏa thuận với bên đặt cọc về vấn đề hoàn trả cọc. Tuy nhiên, bên nhận đặt cọc khi hoàn trả sẽ phải bồi thường 1 khoản tiền phạt tương ứng dựa theo quy định hiện hành (trừ trường hợp thỏa thuận và nhận được sự cho phép của bên đặt cọc về việc hoàn trả tiền cọc).

Hoàn cọc là gì
Đòi lại số tiền đã đặt cọc không phải dễ dàng

Vi phạm gì trong hợp đồng đặt cọc là phải hoàn trả cọc nếu không sẽ bị phạt?

Sau khi đã hiểu hoàn cọc là gì và những trường hợp cụ thể sẽ được nhận hoàn cọc, mọi người tiếp tục theo dõi 1 số quy định về mức phạt có liên quan đến thực hiện hợp đồng. Cụ thể:

Khi bên cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên cọc từ chối thực hiện thỏa thuận thì toàn bộ tài sản cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc. Vì vậy, trong cứ hoạt động giao dịch nào, cả 2 bên cần hiểu rõ về những quy định trong thủ tục hoàn cọc là gì để chủ động bảo vệ quyền lợi cá nhân, hạn chế rủi ro.

+ Ngoài ra, những trường hợp bên cọc từ chối giao kết hơajc không thực hiện theo đúng nghĩa vụ thì tiền cọc cũng sẽ thuộc về bên nhận cọc (trừ trường hợp cả 2 bên đã có thỏa thuận trước).

+ Nếu bên đã cọc từ chối thực hiện thỏa thuận thì tài sản cọc theo quy định sẽ tự động thuộc về bên nhận cọc.

+ Về cơ bản, việc đặt cọc chính là cơ sở để đảm bảo cho giao kết hợp đồng. Vì vậy, dù bên mua từ chối thì bên bán cũng không phải chịu thiệt hại về mình.

Trường hợp bên nhận cọc muốn bán giá cao hơn cho bên thứ 3

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp người mua sau khi đã nhận cọc vẫn không thể nhận về kết quả mong muốn do bên bán muốn đánh tháo với bên thứ 3 có giá cao hơn. Trong trường hợp này, bên bán phải chấp nhận chịu mức phạt cọc.

Theo quy định tại bộ luật hiện hành, nếu bên nhận cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, tài sản cọc sẽ được trao trả 100% cho người mua. (trừ trường hợp 2 bên đã có những thỏa thuận khác trước đó.

Mức phạt khi vi phạm hợp đồng là bao nhiêu?

Trong từng trường hợp và căn cứ vào tính chất vi phạm, mức phạt sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

Bên mua vi phạm hợp đồng

Sau khi đã hiểu hoàn cọc là gì, bên mua cần tránh vi phạm để không phải chịu những mức phạt đáng tiếc. Theo quy định hiện nay trong bộ Luật Việt Nam, các bên được phép thỏa thuận với nhau về mức phạt nếu từ chối thực hiện hoặc giao kết hợp đồng. Mức phạt này được gọi tắt là phạt cọc.

Cụ thể, nếu bên mua từ chối thực hiện hợp đồng sẽ trả tiền phạt cọc và không được nhận về số tiền cọc ban đầu. Trong trường hợp cả 2 bên không có thoả thuận về mức phạt ngay từ đầu, mức phạt sẽ được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật: tài sản cọc thuộc về bên bán nếu bên mua từ chối thực hiện hợp đồng.

Bên bán vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp bên bán không thực hiện theo đúng hợp đồng, bên mua hoàn toàn có quyền khởi kiện để lấy lại toàn bộ tài sản đã đặt cọc và khoản tiền phạt cọc theo quy định. Ngoài ra, trong luật dân sự hoàn toàn dựa trên quy tắc tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch. Vì vậy, nếu đã hiểu rõ thủ tục hoàn cọc là gì và có thoả thuận trước đó về điều khoản phạt cọc, cả 2 bên phải có nghĩa vụ tuân thủ đúng theo hợp đồng.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin quan trọng và giải đáp được thắc mắc hoàn cọc là gì cho tất cả mọi người. Hãy tiếp tục theo dõi website của New Real Estate để thường xuyên cập nhật những tin tức quan trọng nào có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao dịch dân sự nhé. Trân trọng!

Xem thông tin chi tiết nhất tại: https://newrealestate.com.vn/hoan-coc-la-gi/

Bài viết liên quan