Trang Chủ » Blog » Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Thuật ngữ thừa phát lại là gì? Văn phòng thừa phát lại là gì? Làm sao để được cấp phép văn phòng thừa phát lại? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu đủ và đúng về những khái niệm này qua những thông tin chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Văn phòng thừa phát lại là gì
Bạn đang tìm hiểu văn phòng thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại được hiểu là gì?

Trước khi tìm hiểu xem văn phòng thừa phát lại là gì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm thừa phát lại trước.

Khái niệm thừa phát lại

Thừa phát lại được hiểu là người được Nhà nước bổ nhiệm mặc dù không phải là nhân viên làm việc tại Nhà nước. Thừa phát lại được trao cho quyền hạn trong việc xử lý các công việc về hành chính giấy tờ mang tính pháp lý.

Hiện tại công việc cụ thể của thừa phát lại bao gồm các đầu việc như sau:

  • Lập vi bằng thực hiện theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
  • Tiến hành làm các công việc liên quan đến tống đạt các loại giấy tờ theo yêu cầu từ phía cơ quan thi hành án hoặc tòa án.
  • Tiến hành tổ chức thi hành bản án từ các án đã được xét xử theo yêu cầu từ phía đường sự.
  • Xác minh điều kiện thi hành án từ phía đương sự.

Điều kiện để được bổ nhiệm thừa phát lại

Muốn được bổ nhiệm chức danh thừa phát lại bởi Nhà nước, cá nhân cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Là người chưa từng có tiền án.
  • Là người tốt nghiệp các chuyên ngành Luật.
  • Là người có quốc tịch Việt Nam, đảm bảo điều kiện sức khỏe, đạo đức và nhân phẩm.
  • Là người đã được tham gia các lớp tập huấn và đào tạo thừa phát được tổ chức bởi bộ tư pháp và được chứng nhận hoàn thành.
  • Là người không kiêm nhiệm nghề Luật sư, công chứng viên và 1 số nghề nghiệp khác theo quy định.
  • Đảm bảo có kinh nghiệm 5 năm công tác trong ngành Luật.
Văn phòng thừa phát lại là gì
Bạn đa hiểu thừa phát lại khác với văn phòng thừa phát lại là gì chưa?

Đặc điểm của chức vụ thừa phát lại

Với vị trí thừa phát lại những quyền hạn trách nghiệm ở vị trí này bao gồm:

+ Thừa phát lại có quyền tương đương với chấp hành viên trong các công việc thi hành án dân sự.

+ Thừa phát lại được quyền yêu cầu để các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện các vấn đề theo đúng quy định pháp Luật. Trường hợp từ chối thực hiện tất nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật.

+ Thừa phát lại cũng có nhiệm vụ giúp cho đường sự chủ động trong việc làm bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của bản thân họ. Như vậy có thể thấy thừa phát lại là vai trò giữa giúp cho đương sự (nhân dân) vừa góp công sức trong việc tạo lập kênh chứng cứ cho phía xét xử. Điều này giúp cho các cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án có thêm nguồn chứng cứ đáng tin cậy.

+ Việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho phía người dân có thể chủ động bảo vệ quyền và lợi ích của họ là 1 trong những việc thể hiện giá trị vô cùng lớn của người làm thừa phát lại.

+ Riêng trong công tác tống đạt các văn bản, quyết định hay những bản án từ phía tòa án đến với phía dường sự thì thừa phát lại là người nhận được sự tín nhiệm rất cao. Và tất nhiên khoản phí chi trả cho thừa phát lại trong những công việc này cũng được tính toán cụ thể.

Đặc điểm của văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng thừa phát lại được hiểu là gì?

Hiểu rõ về thừa phát lại rồi, thông tin dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu văn phòng thừa phát lại là gì.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Như thông tin đã đề cập, thừa phát lại là 1 chức vụ được bổ nhiệm. Vậy thì văn phòng thừa phát lại là gì? Đây được hiểu là vị trí, địa điểm tổ chức hành nghề cho người ở vị trí thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại là cụm cố định cần phải giữ được đặt kèm tên riêng của người đứng đầu (sở hữu văn phòng). Theo đó, người giữ chức vị thừa phát lại chính là những người đại diện theo Luật pháp và sẽ là người đứng đầu các văn phòng.

Tại văn phòng thừa phát lại, sẽ bao gồm đầy đủ các chứng thực pháp lý bao gồm con dấu tài khoản riêng cũng như là trụ sở làm việc. Đặc biệt nguyên tắc làm việc của những văn phòng thừa phát chính là có tài khoản riêng để tự chủ tài chính.

Văn phòng thừa phát cần đảm bảo điều kiện gì để được cấp phép hoạt động?

Để được thành lập và đi vào hoạt động, các văn phòng thừa phát lại cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Diện tích xây dựng văn phòng thừa phát lại cần phải đảm bảo điều kiện để thực hiện lưu trữ tài liệu thuận tiện, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và các hoạt động làm việc diễn ra.

+ Tổ chức bộ máy của văn phòng thừa phát lại cần phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

+ Văn phòng thừa phát lại cần phải có tài khoản và bắt buộc đăng ký mã số thuế.

+ Văn phòng thừa phát lại phải ký quỹ 100.000.000 đồng cho mỗi thừa phát lại. Hoặc văn phòng cần phải có bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp cho từng người giữ chức thừa phát lại. Việc ký quỹ hay làm bảo hiểm trách nghiệm này cần phải thực hiện tại các tổ chức tín dụng đáng tin cậy trực thuộc trung ương của địa chỉ văn phòng thừa phát lại hoạt động.

Văn phòng thừa phát lại là gì
Công việc của văn phòng thừa phát lại là gì?

Những công việc nào không thuộc trách nghiệm của văn phòng thừa phát lại?

Ngoài những quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ đã đề cập ở mục trên, văn phòng thừa phát lại sẽ không được phép được thực hiện các công việc như sau:

+ Không được phép tiết lộ thông tin các vụ việc mà thừa phát lại đang thực hiện trừ khi có những trường hợp khẩn cấp liên quan đến pháp Luật.

+ Sử dụng những thông tin trong công việc thừa phát để phục vụ cho lợi ích riêng, lợi ích của các tổ chức cơ quan khác hoặc xâm hại quyền của các cá nhân, tổ chức cơ quan.

+ Yêu cầu thêm những khoản thu hay lợi ích khác ngoài hợp đồng.

+ Thừa phát lại không được phép thực hiện đảm nhiệm các công việc liên quan đến cá nhân, người thân hoặc lợi ích của những đối tượng này.

+ Thừa phát lại không được phép thực hiện việc bị cấm theo quy định của pháp Luật.

Như vậy văn phòng thừa phát lại là gì cùng với các thông tin liên quan đến thừa phát đã được chúng tôi đề cập tới bạn đọc. Hy vọng nó đã giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc của mình về vấn đề này.

Xem thêm thông tin tại: https://newrealestate.com.vn/van-phong-thua-phat-lai-la-gi/

Bài viết liên quan